Sức khỏe sinh sản (SKSS) - theo định nghĩa được đưa ra bởi Tổ chức Y tế thế giới - là tình trạng thoải mái hoàn toàn về thế chất,ămsócSKSStiềnhônnhânViệckhôngcủariêtaxi biên hoà tinh thần và xã hội trong các vấn đề có liên quan đến bộ phận sinh sản và chức năng của nó chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế. Như vậy việc chăm sóc SKSS đâu phải là của riêng nữ giới, bởi đâu phải chỉ phụ nữ mới có cơ quan sinh sản, mà cũng đâu phải chỉ khi người ta kết hôn thì bộ phận này mới hoạt động. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một phần nội dung SKSS - vấn đề SKSS tiền hôn nhân. Đây cũng là nội dung buổi hội thảo với chủ đề "Chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân" do Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em TP.HCM tổ chức sáng 26/9/2006. Tham dự hội thảo, ngoài các chuyên gia chuyên ngành SKSS, tâm lý là rất đông các bạn sinh viên khoa Tâm lý Trường ĐH Văn Hiến (TP.HCM) và các nhóm đồng đẳng.
Vì sao phải chăm sóc SKSS tiền hôn nhân?
Khái niệm "tiền hôn nhân", theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Trung tâm Tư vấn dịch vụ Dân số - Gia đình và Trẻ em (TTTVDV DS-GĐ-TE) TP.HCM, giảng viên ĐH Văn Hiến - là thời gian từ lúc một người bắt đầu trưởng thành đến khi lập gia đình. Nói như vậy, không chỉ người lớn mới bước vào thời kỳ tiền hôn nhân mà có thể cả lứa tuổi vị thành niên - những người chưa trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội nhưng đã phát triển về bộ máy sinh sản - cũng được xem như đã bước vào thời kỳ tiền hôn nhân.
Trong điều kiện cuộc sống vật chất đầy đủ lại thêm sự "nở rộ" của thị trường văn hóa phẩm như ngày nay, tuổi trưởng thành đang được "trẻ hóa" chứ không còn là “gái thập tam, nam thập lục” như quan niệm xưa. Thêm vào đó, tuổi kết hôn trung bình đang ngày càng cao hơn. Có nghĩa là khoảng thời gian tiền hôn nhân đang được kéo dài ra. Theo bác sĩ Lan Hương - Giám đốc TTTVDV DS-GĐ-TE TP.HCM, đây chính là nguyên nhân của tình trạng nạo hút thai và số người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc
Lợi ích của việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân - Chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng. - Phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông |
Thông thường, trước hôn nhân, cả cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn và gia đình hai bên, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ thì chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị tâm lý, còn vấn đề SKSS hầu như không được nhắc đến. Nhưng, tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ một thực tế trong công tác tư vấn là nhiều trường hợp chỉ vài ngày sau khi kết hôn đã cãi vã, người chồng nghi vợ đã mất trinh trước khi cưới vì lần đầu sinh hoạt vợ chồng không thấy "dấu hiệu"; có trường hợp người phụ nữ ngay sau lần đầu giao hợp đã rơi vào tình trạng lãnh cảm do bị đau đớn bởi sự quá "hào hứng" của chồng. Hay rất nhiều tình huống khác như: người vợ có tử cung thấp nên có chửa là sảy thai, sau 3 lần sảy đi khám mới biết nguyên nhân; có bạn nữ bị bệnh phụ khoa nhưng không dám đi khám chỉ vì chưa có chồng; rồi rất nhiều đứa trẻ sinh ra bị dị tật không được cha mẹ thừa nhận phải đưa vào các trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi v.v...
Những vấn đề trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm vợ chồng hoặc ảnh hưởng đến các yếu tố khác như kinh tế, sức khỏe, tâm lý; lâu dài là ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình; sâu rộng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng. Điều đáng nói là phần lớn những rắc rối ấy có thể dự phòng nhằm tránh hoặc giảm nhẹ rủi ro nếu người nam và người nữ được hướng dẫn và chăm sóc SKSS tiền hôn nhân tốt.
Chăm sóc như thế nào?
Thực tế hiện nay, việc chủ động tìm hiểu các vấn đề về SKSS và chăm sóc SKSS tiền hôn nhân trong dân chúng hầu như rất ít. Lý do chính của tình trạng này là tâm lý ngại ngùng trước các vấn đề được xem là tế nhị. Ngoài ra, theo Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan (Học viện Hành chính quốc gia), còn do: Chưa có ý thức và thói quen chủ động "phòng bệnh hơn chữa bệnh"; chưa có nhận thức đúng về sự cần thiết (nghĩa vụ) và lợi ích (quyền lợi) của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn v.v...
Tham gia thảo luận, một sinh viên đặt vấn đề: "Nếu em là người hiểu rõ lợi ích của việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân, em muốn bạn trai của em đi khám và được chăm sóc SKSS trước khi kết hôn. Nhưng bạn trai của em không chịu đi, lại là người bảo thủ. Làm sao để thuyết phục bạn?". Đưa ra giải pháp, mỗi người một ý: kiên trì thuyết phục; đưa ra
Trung tâm Tư vấn dịch vụ dân số gia đình và trẻ em trực thuộc Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em TP.HCM hiện đang thực hiện chương trình tư vấn(miễn phí đến hết năm 2006) các lĩnh vực: Sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân; tình yêu, hôn nhân và gia đình; các vấn đề liên quan đến trẻ em.Địa chỉ tiếp nhận: Tư vấn trực tiếp tại: 250 Pasteur, P.8, Q.3, TP.HCM (trong giờ hành chính); tư vấn qua điện thoại số 08 8202619 (trong giờ hành chính). |
Việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân với các nội dung như: cung cấp kiến thức về SKSS; khám và xét nghiệm nhằm xác định tình trạng sức khỏe, khả năng sinh sản và phát hiện sớm các bệnh tật, điều trị bệnh; thực hiện các biện pháp dự phòng; hướng dẫn v.v... là thuộc chức năng của cơ quan chuyên môn. Nhưng, trước tiên và trên hết vẫn phải là công tác truyền thông, giáo dục. Có hiểu được việc chăm sóc SKSS tiền hôn nhân mang lại lợi ích cho bản thân, cho gia đình như thế nào thì các đối tượng mới có thể vượt qua các rào cản tâm lý mà đến với các cơ quan chuyên môn để được chăm sóc SKSS.
Như vậy, không chỉ là việc hướng dẫn các biện pháp tránh thai hay sinh hoạt tình dục an toàn, công tác chăm sóc SKSS còn nhằm các mục đích hết sức thiết thực và to lớn là chuẩn bị tâm, sinh lý để xây dựng một gia đình hạnh phúc cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội. Điều này cần được toàn xã hội, mọi người dân nhận thức và góp phần thực hiện.
K.H